[RESEARCH SERIES] TÌM TẠP CHÍ QUỐC TẾ (journal finder) PHÙ HỢP ĐỂ GỬI BẢN THẢO BÀI BÁO
Việc lựa chọn tạp chí phù hợp để gửi bản thảo là một khâu quan trọng trong quy trình xuất bản bài báo khoa học. Quay lại với series ngày hôm này, chị xin phép chia sẻ với mọi người kinh nghiệm "Tìm tạp chí quốc tế (journal finder) phù hợp để gửi bản thảo bài báo" của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Cương.
------------------------------------------------------
Khi bản thảo bài viết của bạn được hoàn thiện, được đồng nghiệp, người có kinh nghiệm về viết bài và công bố quốc tế góp ý (nếu có), và được biên tập hoặc hiệu đính tiếng Anh thì đã đến lúc bài viết sẵn sàng gửi cho tạp chí (submit). Tuy nhiên, với các tác giả chưa chưa có kinh nghiệm thì đây là một thời điểm khó khăn vì lựa chọn tạp chí không phù hợp để gửi bài sẽ rất dễ dẫn đến bài viết bị từ chối, mất nhiều thời gian để đăng bài và làm chậm quá trình phát triển nghề nghiệp (Zjilstra, 2019). Để tránh bị từ chối ngay tại bàn của tổng biên tập (desk rejection) với lý do bài viết không phù hợp với phạm vi đăng bài (scope) của tạp chí và thuận lợi trong quá trình trình duyệt thì việc lựa chọn tạp chí phù hợp đóng vai trò quyết định.
Trong bài viết này, tôi sẽ trao đổi việc lựa chọn tạp chí để gửi bài qua hai cách: (1) Sử dụng công cụ tìm kiếm tạp chí, và (2) Sử dụng dịch vụ chuyển bản thảo bài báo.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm tạp chí
Nguyễn Danh Nam và cộng sự (2020) đã giới thiệu một số ứng dụng tìm kiếm tạp chí phù hợp để gửi bài phổ biến. Cụ thể như:
- Elsevier Journal Finder: https://journalfinder.elsevier.com
- Springer Journal Suggester: https://journalsuggester.springer.com
- IEEE Journal Recommender: http://publication-recommender.ieee.org/home
- Edanz Journal Selector: https://www.edanzediting.com/journal-selector
- Enago Open Access Journal Finder: https://www.enago.com/academy/journal-finder
- JANE: Journal/Author Nam Estimator: http://jane.biosemantics.org
- JournalGuide: https://www.journalguide.com
Web of Science Master of Journal List: https://mjl.clarivate.com/home
Để sử dụng những công cụ tìm kiếm tạp chí này, tác giả cần cung cấp tiêu đề bài báo (title), tóm tắt (abstract) và các từ khóa (keywords).
Một số ứng dụng cung cấp thông tin rất hữu ích như tỉ lệ chấp nhận đăng bài (Acceptance rate), thời gian nhận kết quả phản biện lần đầu (Time to 1st decision), thời gian xuất bản bài báo (Time to publication), chỉ số trích dẫn (CiteScore), và chỉ số tác động (Impact Factor). Chi tiết xin xem trong Bảng 1.
Các tạp chí được gợi ý thường được sắp xếp theo mức độ phù hợp nhất với thông tin tác giả nhập vào. Để lựa chọn được tạp chí phù hợp nhất, tác giả cần vào website của mỗi tạp chí để tìm hiểu thêm các thông tin. Bạn nên tải một số bài báo được xuất bản gần nhất của từng tạp chí mà bạn thấy tiềm năng nhất rồi đọc, phân tích và so sánh với bản thảo của bạn để từ đó tự đánh giá được mức độ chất lượng bài báo của bạn so với những bài báo trong những tạp chí đó.
Sử dụng dịch vụ chuyển bản thảo
Một số nhà xuất bản lớn cho phép các tác giả gửi bản thảo cho bộ phận dịch vụ chuyển bảo thảo (article transfer service) thay vì gửi trực tiếp cho tạp chí. Với cách này, tác giả cũng thực hiện việc vào website của nhà xuất bản, lựa chọn một số tạp chí phù hợp (thay vì chỉ chọn duy nhất một tạp chí) rồi gửi bản thảo. Bộ phận này sẽ xem xét bản thảo của bạn để đánh giá mức độ phù hợp của bản thảo với các tạp chí rồi liên lạc với tổng biên tập của từng tạp chí. Nếu tổng biên tập tạp chí đồng ý tiếp nhận bản thảo để xem xét thì bộ phận này sẽ thay mặt tác giả (tất nhiên với sự đồng ý tác giả) chuyển bản thảo cho tạp chí. Cách thức này được cho là dễ thực hiện và tiết kiệm được nhiều thời gian của tác giả. Cụ thể, dịch vụ này hiện có ở những nhà xuất bản sau:
- SAGE Path: https://journals.sagepub.com/sage-path
- Springer Nature Transfer Desk: https://www.springernature.com/gp/authors/transferdesk
- Article transfer service (của nhà xuất bản Elsevier):
https://www.elsevier.com/authors/submit-your-paper/submit-and-revise/article-transfer-service
- Article transfers (của nhà xuất bản Taylor & Francis):
https://authorservices.taylorandfrancis.com/publishing-your-research/peer-review/transfers/
Những dịch vụ này đều miễn phí. Tuy nhiên việc được tổng biên tập đồng ý xem xét bản thảo không đảm bảo bài báo của bạn sẽ được đăng. Nếu qua quá trình bình duyệt mà bài báo bị từ chối thì bộ phận dịch vụ này sẽ tìm kiếm các tạp khác và lặp lại quy trình như trên.
Việc sử dụng các công cụ tìm kiếm tạp chí và gửi tạp chí cho nhà xuất bản là những gọi ý tốt để bạn lựa chọn tạp chí phù hợp để gửi bài. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn đã có xuất bản để có lời khuyên hữu ích. Những người có kinh nghiệm trong đăng bài báo quốc tế và/hoặc đã tham gia phản biện cho những tạp chí uy tín thường sẽ đánh giá được chất lượng bản thảo của bạn để từ đó cho bạn những gợi về tạp chí “vừa sức” với bản thảo bài viết của bạn.
Một lưu ý nữa là, các tác giả cũng cần phải kiểm tra xem các tạp chí đó chính xác thuộc WoS hoặc Scopus hay không, dựa trên một số thông tin cơ bản: chỉ số ISSN hoặc e-ISSN, website. Việc tra cứu này có thể tiến hành trên https://mjl.clarivate.com/home (đối với WoS) hoặc https://www.scimagojr.com/ hay https://www.scopus.com/sources?zone=TopNavBar&origin=NO%20ORIGIN%20DEFINED (đối với Scopus).
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Danh Nam, Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Trung, & Trần Trung. (2020). Cấu trúc phổ quát của bài báo khoa học quốc tế. Trong Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Trung và Nguyễn Tiến Trung (chủ biên), Công bố khoa học giáo dục theo hướng tiếpcận quốc tế (tr. 113-134). NXB Giáo dục Việt Nam.
Zjilstra, H. (2019, August 6). ‘What’s the best journal for my paper?’ New tool can help. https://www.elsevier.com/connect/whats-the-best-journal-for-my-paper-new-tool-can-help.
Source: TS Nguyễn Hữu Cương
elsevier science 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[RESEARCH SERIES] TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌC TRONG CÁC TẠP CHÍ CÓ UY TÍN
Trong bài mở màn chuyên mục research series mọi người hay nhắc tới nghiên cứu, đăng tạp chí bài báo. Vậy, “Công bố bài báo khoa học để làm gì?” hay “Tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí uy tín?” Trong bài viết này, chị xin phép đăng một bài viết của TS. Nguyễn Hữu Cương xin trao đổi một số câu trả lời để chúng ta cùng bàn luận.
Trước tiên cần thống nhất thế nào là một tạp chí có uy tín. Trong khuôn khổ bài viết này tạp chí uy tín được hiểu là những tạp chí thuộc danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín do Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) ban hành năm 2019. Cụ thể, tạp chí trong nước có uy tín là các tạp chí thuộc danh mục tạp chí do Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước công bố hàng năm có điểm tối đa cao nhất từ 1 điểm trở lên. Tạp chí quốc tế có uy tín là những tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của Web of Science và Scopus, của các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới như Elsevier, Springer, Sage,… [1] [2].
Còn với câu hỏi “Tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín?”, theo tôi có thể tóm lược trong 12 lý do sau:
1. Thứ nhất là để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Điều này với nhiều người nghe có vẻ mơ hồ hoặc quá to tát, nhưng thật vậy, khi bài báo của bạn được chấp nhận đăng trong một tạp chí khoa học uy tín thì công trình của bạn cũng cung cấp một hàm lượng kiến thức nào đó để góp vào nguồn tri thức của nhân loại.
2. Thứ hai là để lưu trữ công trình nghiên cứu của bạn. Tất nhiên rồi, sẽ rất tốt nếu như kết quả nghiên cứu của bạn được lưu giữ dưới dạng một hoặc một số bài báo đăng trong tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
3. Thứ ba là để cho công trình nghiên cứu của bạn được nhận diện ở bình diện quốc gia hoặc quốc tế. Một bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế tất nhiên sẽ được những độc giả ở nhiều quốc gia trên thế giới biết đến.
4. Thứ tư là để lan tỏa kết quả nghiên cứu của bạn đến với nhiều người. Khi nghiên cứu của bạn được xuất bản trong một tạp chí có uy tín thì sẽ được nhiều người biết đến, kể cả các độc giả bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
5. Thứ năm là để khẳng định vị trí của bạn trong bản đồ các nhà khoa học trong nước và quốc tế có bài báo quốc tế. Bạn sẽ khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu qua các bài báo có chất lượng và có cơ hội được trích dẫn nhiều.
6. Thứ sáu là để có cơ sở để xin tài trợ từ các quỹ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước. Bài báo khoa học là một loại chứng nhận “nặng ký” xác nhận năng lực nghiên cứu và khả năng xuất bản của bạn. Điều này nhiều khi đóng vai trò quyết định để các quỹ đồng ý tài trợ nghiên cứu.
7. Thứ bảy là để đủ điều kiện hoặc thuận lợi để được đề bạt, phát triển chuyên môn. Nhiều trường đại học của Việt Nam quy định để có thể giảng dạy ở những lớp chất lượng cao, giảng viên phải có bài báo quốc tế. Để đạt công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở nước yêu cầu ứng viên phó giáo sư phải công bố được ít nhất 03 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín, và với ứng viên giáo sư là 05 bài [3].
8. Thứ tám là để đủ điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ hoặc nhận bằng tiếng sĩ. Nhiều trường đại học trên thế giới cho phép nghiên cứu sinh được nộp các bài báo khoa học có phản biện là kết quả của quá trính nghiên cứu tiến sĩ để được xét cấp bằng. Ở Việt Nam có quy định một trong những điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science, Scopus [4].
9. Thứ chín là để có điểm cộng hoặc thuận lợi khi xin học và/hoặc xin học bổng cho học thạc sĩ (đặc biệt là thạc sĩ nghiên cứu) hoặc tiến sĩ. Có bài báo quốc tế sẽ là điều rất thuận lợi, một bằng chứng rất tốt cho năng lực nghiên cứu của bạn.
10. Thứ mười là để trả sản phẩm đầu ra của dự án được tài trợ. Ví dụ quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) yêu cầu sản phẩm đầu ra cho một đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn phải là ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín [5].
11. Thứ mười một là là để tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học trong và/hoặc ngoài nước. Khi bạn là tác giả, đặc biệt là tác giả liên hệ của một bài báo trong một tạp chí có uy tín, thì sẽ có nhiều nhà khoa học khác biết đến bạn. Từ đó có thể mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu mới.
12. Thứ mười hai là để được nhận tiền thưởng. Nhiều trường đại học Việt Nam có mức thưởng khá cao (có thể lên tới và trăm triệu đồng) cho một bài báo được đăng trong những tạp chí hàng đầu trong danh mục AHCI, SCIE hoặc SSCI của Web of Science. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có nhiều chính sách thưởng cho các công bố quốc tế có chất lượng cao.
Trên tất cả, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu xác nhận rằng họ viết bài và đăng bài ở những tạp chí có uy tín chỉ bởi niềm đam mê. Sẽ chẳng có gì vui sướng và tự hào hơn khi thấy bài viết của mình được đăng trong tạp chí hàng đầu của ngành.
Tài liệu tham khảo
[1] NAFOSTED. (2019). Quyết định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt Danh mục các tạp chí quốc tế có uy tín và tạp chí ISI có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Hà Nội.
[2] NAFOSTED. (2019). Quyết định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED phê duyệt phê duyệt Danh mục tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Hà Nội.
[3] Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Hà Nội.
[5] NAFOSTED. (2020). Thông báo Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và nhân văn năm 2020 đợt II. https://nafosted.gov.vn/thong-bao-chuong-trinh-tai-tro-nghien-cuu-co-ban-trong-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-nam-2020-dot-ii/
___________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
elsevier science 在 Mona's Running Lab Facebook 的最佳解答
「跑完課表後,發現沒有什麼進步嗎?」: 談「個體差異」以及「訓練無效者」(下)
💡跑「別人」的課表,可是一點用處都沒有?乾脆不要練好了?
你曾經嘗試跑「別人」的課表,然後發現自己並沒有跟她/他一樣進步嗎?如果你這時讀到「訓練無效者」的研究,是否會開始懷疑自己就是那種「練了也沒用」的人呢?
「訓練無效者」(non-responder) 相關的研究,在探討的是:世界上會不會有些人,對於運動訓練「沒有反應」。思考看看:有沒有可能,雖然有人想要變得更健康、體能更好,運動訓練卻可能根本沒有效,無法為他們帶來甚麼改變?
💡怎麼看待結論是「運動無用」的研究?
運動有可能「沒有用」嗎?看到這些研究時,有幾個思考的切入點。
首先,做任何量測時,都要記得,每個人的表現本來就有「正常」的差異(每天狀況本來就有可能不同),而儀器本身也有內建的量測誤差。許多聲稱有氧訓練無法為受試者帶來身體改變的研究,並沒有考量這些「內建」的差異(註1),所以在計算數據時,沒有試著加入統計工具來處理這些誤差。再來就是,選擇的評估方式,可能無法良好地量測一個人在接受訓練後的改變(例如:最大攝氧量的量測會為身體帶來極大的不適,所以一個人有可能接受訓練後生理方面有很多進展,但因為非生理性的原因,例如意志力,而在接受測驗時,表現不如預期)。最後,在只使用一項量測指標時,比較容易把受試者歸類為「訓練無效者」。如果在訓練計劃的前後,使用兩個以上的指標,會發現受試者至少ㄉ有一樣指標有進步。
💡課表真的對我沒有用啊!我可以怎麼做?
如果某個訓練計畫無法為你帶來成效,以下是幾個被證實可以消滅「訓練無效者」的方式:
👉最簡單的是:增加訓練計劃長度。本來是12周的話,增加到16周;本來16周的話,增加到24周。
👉增加訓練量:這裡的訓練量是用有氧訓練消耗的總卡路里來衡量。(註2~註4)
👉基本上,增加訓練的「劑量」(不管是每次訓練的時間長度,或是增加訓練強度,或是兩者皆調整),都能讓「訓練不了」的人,帶來訓練成效。(註5)
👉改變訓練種類:本來接受有氧訓練但沒有進展的受試者,在接受肌力訓練後,有氧能力進步了。
👉考量造成個體本身差異的因素,包括:營養、日常生活壓力、睡眠、訓練資歷、原先的體能狀態等等。
💡結語:「訓練無效者」並不存在!
就目前的研究看起來,訓練無效者並不存在。換句話說,每個人都能經訓練改善自己的運動能力。
至於要如何更快速地地找出有效的個人訓練計劃?其實基因檢測是目前最有潛力的領域,因為每個人對於訓練的成效,有一大部分是基因決定的!只是不知道甚麼時候會發展到可以廣泛應用的程度了!
註1
Williamson, Philip J., Greg Atkinson, and Alan M. Batterham. "Inter-individual responses of maximal oxygen uptake to exercise training: a critical review." Sports Medicine 47.8 (2017): 1501-1513.
註2
Sisson, Susan B., et al. "Volume of exercise and fitness non-response in sedentary, post-menopausal women." Medicine and science in sports and exercise 41.3 (2009): 539.
註3
Ross, Robert, Louise de Lannoy, and Paula J. Stotz. "Separate effects of intensity and amount of exercise on interindividual cardiorespiratory fitness response." Mayo Clinic Proceedings. Vol. 90. No. 11. Elsevier, 2015.
註4
Astorino, Todd A., and Matthew M. Schubert. "Individual responses to completion of short-term and chronic interval training: a retrospective study." PLoS One 9.5 (2014): e97638.
註5
Astorino, Todd A., and Matthew M. Schubert. "Individual responses to completion of short-term and chronic interval training: a retrospective study." PLoS One 9.5 (2014): e97638.
elsevier science 在 Elsevier - Home | Facebook 的推薦與評價
Elsevier is a global information analytics company specializing in science and health. Customer... 230 Park Avenue, New York, NY 10169. ... <看更多>